Thiết kế phòng xét nghiệm AN TOÀN SINH HỌC CẤP II đạt chuẩn

Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp II là nhóm phòng xét nghiệm phổ biến nhất trong hệ thống phòng xét nghiệm an toàn sinh học tại Việt Nam. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên để các phòng xét nghiệm được thực hiện các kỹ thuật vi sinh lâm sàng. Đọc bài viết dưới đây để biết thêm về tiêu chuẩn đánh giá phòng an toàn sinh học cấp II nhé.

Mục lục

Nội dung

  1. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II
  2. Tiêu chuẩn đánh giá phòng an toàn sinh học cấp II theo nghị định 103/2016/NĐ-CP
    2.1. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
    2.2. Tiêu chuẩn về trang thiết bị
    2.3. Tiêu chuẩn về nhân sự
    2.4. Tiêu chuẩn về quy định thực hành
  3. Thiết kế phòng an toàn sinh học cấp II

Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II

Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II là phòng xét nghiệm được xây dựng để xét nghiệm các đối tượng được quy định trong nghị định 103/2016/NĐ-CP (điểm a, điểm b, khoản 1 điều 3). Đối tượng gồm các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 và nhóm 2, cụ thể:

  • Nhóm 1: Là nhóm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người. Chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng.
  • Nhóm 2: Là nhóm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh (Nhóm 2 có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp).

Tiêu chuẩn đánh giá phòng an toàn sinh học cấp II theo nghị định 103/2016/NĐ-CP

Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất

Được quy định cụ thể tại Điều 1 khoản 5 của nghị định 103/2016/NĐ-CP.

– Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải hoặc trang thiết bị xử lý nước thải. Đối với cơ sở xét nghiệm đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có kết quả xét nghiệm nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa nước thải chung.

– Phải riêng biệt với các phòng khác của cơ sở thực hiện xét nghiệm.

– Phải có biển báo nguy hiểm sinh học trên cửa ra vào của khu vực xét nghiệm (thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2016/NĐ-CP).

Tiêu chuẩn về trang thiết bị

  • Các tiêu chuẩn về trang thiết bị được quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 của Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
  • Phải có tủ an toàn sinh học.
  • Phải có thiết bị hấp bỏ chất thải y tế lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn.
  • Có trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với mô hình kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.

Tiêu chuẩn về nhân sự

  • Các tiêu chuẩn được quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 3 Điều 5 của Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
  • Nhân viên thực hiện xét nghiệm, nhân viên phòng xét nghiệm, người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn, đào tạo về an toàn sinh học từ cấp II trở lên.

Tiêu chuẩn về quy định thực hành

  • Các tiêu chuẩn theo khoản 4 Điều 5 của Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
  • Có kế hoạch đào tạo, tập huấn nhân viên làm việc tại khu vực xét nghiệm.
  • Có quy định về việc lưu trữ, bảo quản mẫu bệnh phẩm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm tại từng cơ sở xét nghiệm.
  • Có kế hoạch đánh giá nguy cơ xảy ra các sự cố về an toàn sinh học tại các cơ sở xét nghiệm và tiến hành xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.

Thiết kế phòng an toàn sinh học cấp II

Hiện nay, việc thiết kế phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp II đòi hỏi cần tuân thủ theo các quy định, các nghị định do chính phủ ban hành. 

Liên hệ với chúng tôi ngay qua những thông tin dưới đây, để nhận tư vấn chi tiết nhất về xây dựng phòng xét nghiệm an toàn sinh học đạt chuẩn, đáp ứng theo từng nhu cầu của khách hàng.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận